Canh Lưỡi Long - Món ăn dân dã đậm tình quê hương
Mùa hè dội lửa trên bãi cát mênh mông tưởng chừng không cây gì mọc nổi. Vậy mà lưỡi long từng chút một, chút một nhú lên. Lá chị, lá anh bằng ba bốn ngón tay che đỡ cho những chiếc lá em nhỏ xíu. Chúng dìu nhau vươn lên chầm chậm, âm thầm và cần mẫn, lặng lẽ và dai dẳng để trở thành những chòm, những đám, rồi những rặng lưỡi long xanh um trên nền cát trắng lóa.
Nói “xanh um” nghe sao đơn giản quá. Tôi muốn nói lá lưỡi long xanh đến nhức nhối, xanh đến xót xa bởi vì màu xanh ấy được chắt chiu từ những giọt sương đêm, từ chút ngọt lành trong nghìn cơn gió biển, từ chút dịu mềm trong miên man cỗi cằn bỏng rát.
Có lẽ vì thế, màu xanh của lưỡi long cứ ám ảnh, cứ tha thiết trong tôi khi băng qua những triền cát bỏng nắng hè để trở về mái nhà xưa. Nơi ấy, mẹ và bát canh lưỡi long đang chờ đợi để làm mát lòng đứa con xa.
Mẹ nói lưỡi long hiền lắm, vuốt ve người ta thì có chứ chẳng làm đau ai bao giờ. Còn những cụm gai nhỏ li ti trên mặt lá cũng chẳng có vẻ gì gọi là “hù dọa”. Chẳng qua là có gai để nhắc nhớ họ hàng xương rồng của mình thôi. Khi nấu canh, chỉ cần dùng dao cạo nhẹ những cụm gai ấy là xong.
Còn ba thì nói lưỡi long là lưỡi của con rồng. Không hiểu sao tôi tin, một niềm tin hơi yếu ớt vì tôi biết ba và… cả loài người chưa ai thấy con rồng bằng xương bằng thịt bao giờ. Dẫu sao thì đó cũng là lý thuyết, nói cho vui. Thực hành để có nồi canh lưỡi long mới là quan trọng.
Hôm nào ba đi cắt lá lưỡi long thì mẹ cũng ra chợ mua một ít cá cơm. Cá cơm biển Phổ Vinh thịt chắc và thơm ngon đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
Cho nước ấm vào nồi, chờ nước sôi thì cho cá cơm vào, khi cá chín tiếp tục trút lưỡi long đã xắt sợi mỏng vào đảo nhẹ. Nêm nếm vừa xong, thấy nước canh hơi quánh lại như nước yến và ngả màu trắng đục thì chị nói với tôi: “Cu à, em có thể khua mâm khua bát được rồi đó”.
Cơm đang nóng, canh cũng đã kịp nguội đâu. Vậy mà khi hai thứ này “quấn quýt” với nhau, chén cơm trở nên dìu dịu, ngọt lành. Và cơm lẫn canh lưỡi long, thấy cái nóng buổi trưa chỉ có thể lấp ló ngoài ngõ thôi. Ba húp cái xoạt, khà một tiếng, nhìn mẹ cười cười: “Canh mát tới… lạnh luôn. Má nó thấy hông, nắng hè gay gắt đến mấy cũng chẳng có tư cách gì mon men gần mâm cơm được. Hoan hô cái anh canh lưỡi long!”.
Tôi có cảm giác cách khen ngợi của ba có vẻ “khẩu hiệu” nhưng làm bữa cơm rộn ràng, câu chuyện gia đình giòn hơn, nồi cơm mau vơi và nhất là nồi canh mau trở thành… không khí.
Không chịu “thua” ba, mẹ cũng góp lời, ngắn gọn thôi mà lũ con đứa nào cũng rất ấn tượng: “Canh lưỡi long vừa ăn xong đã nhớ”.
Tác giả: Trần Cao Duyên
Nói “xanh um” nghe sao đơn giản quá. Tôi muốn nói lá lưỡi long xanh đến nhức nhối, xanh đến xót xa bởi vì màu xanh ấy được chắt chiu từ những giọt sương đêm, từ chút ngọt lành trong nghìn cơn gió biển, từ chút dịu mềm trong miên man cỗi cằn bỏng rát.
Có lẽ vì thế, màu xanh của lưỡi long cứ ám ảnh, cứ tha thiết trong tôi khi băng qua những triền cát bỏng nắng hè để trở về mái nhà xưa. Nơi ấy, mẹ và bát canh lưỡi long đang chờ đợi để làm mát lòng đứa con xa.
Mẹ nói lưỡi long hiền lắm, vuốt ve người ta thì có chứ chẳng làm đau ai bao giờ. Còn những cụm gai nhỏ li ti trên mặt lá cũng chẳng có vẻ gì gọi là “hù dọa”. Chẳng qua là có gai để nhắc nhớ họ hàng xương rồng của mình thôi. Khi nấu canh, chỉ cần dùng dao cạo nhẹ những cụm gai ấy là xong.
Còn ba thì nói lưỡi long là lưỡi của con rồng. Không hiểu sao tôi tin, một niềm tin hơi yếu ớt vì tôi biết ba và… cả loài người chưa ai thấy con rồng bằng xương bằng thịt bao giờ. Dẫu sao thì đó cũng là lý thuyết, nói cho vui. Thực hành để có nồi canh lưỡi long mới là quan trọng.
Hôm nào ba đi cắt lá lưỡi long thì mẹ cũng ra chợ mua một ít cá cơm. Cá cơm biển Phổ Vinh thịt chắc và thơm ngon đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
Cho nước ấm vào nồi, chờ nước sôi thì cho cá cơm vào, khi cá chín tiếp tục trút lưỡi long đã xắt sợi mỏng vào đảo nhẹ. Nêm nếm vừa xong, thấy nước canh hơi quánh lại như nước yến và ngả màu trắng đục thì chị nói với tôi: “Cu à, em có thể khua mâm khua bát được rồi đó”.
Cơm đang nóng, canh cũng đã kịp nguội đâu. Vậy mà khi hai thứ này “quấn quýt” với nhau, chén cơm trở nên dìu dịu, ngọt lành. Và cơm lẫn canh lưỡi long, thấy cái nóng buổi trưa chỉ có thể lấp ló ngoài ngõ thôi. Ba húp cái xoạt, khà một tiếng, nhìn mẹ cười cười: “Canh mát tới… lạnh luôn. Má nó thấy hông, nắng hè gay gắt đến mấy cũng chẳng có tư cách gì mon men gần mâm cơm được. Hoan hô cái anh canh lưỡi long!”.
Tôi có cảm giác cách khen ngợi của ba có vẻ “khẩu hiệu” nhưng làm bữa cơm rộn ràng, câu chuyện gia đình giòn hơn, nồi cơm mau vơi và nhất là nồi canh mau trở thành… không khí.
Không chịu “thua” ba, mẹ cũng góp lời, ngắn gọn thôi mà lũ con đứa nào cũng rất ấn tượng: “Canh lưỡi long vừa ăn xong đã nhớ”.
Tác giả: Trần Cao Duyên
Bạn đang xem bài viết Canh Lưỡi Long - Món ăn dân dã đậm tình quê hương trên tips24h.net - Canh Lưỡi Long - Món ăn dân dã đậm tình quê hương tương đương với đường dẫn https://www.tips24h.net/2017/07/canh-luoi-long-mon-an-dan-da-dam-tinh-que-huong.html. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ URL trên cho bạn bè, người thân của bạn.
Donate MoMo: 035.45.48.599
Bài đăng mới hơn
Bài đăng mới hơn
Bài đăng cũ hơn
Bài đăng cũ hơn
Nhận xét